Nuôi và chăm sóc mèo cưng là thú vui đang được nhiều người chọn lựa lúc rảnh rỗi. Rất nhiều người thường nghĩ rằng, việc này là vô cùng dễ dàng. Nhưng không! Đó là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, lòng kiên trì và sự cố gắng của bạn rất nhiều.Trong quá trình chăm sóc mèo, có rất nhiều vấn đề phát sinh gây “rối não” và mệt mỏi cho sen. Trong đó, việc chăm sóc mèo bầu đang là vấn đề “sốt” và gây khó khăn cho nhiều bạn.
Vậy, làm thế nào để chăm sóc tốt cho cô mèo khi mang bầu? Noithatthucung.com sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm trong công tác chăm sóc mèo bầu qua bài viết sau đây nhé.
1. Những dấu hiệu nhận biết mèo mang bầu?
Mèo là loài động vật mềm mại và thường rất gần gũi thân cận với người nuôi dưỡng. Vì vậy, mỗi khi mèo có những dấu hiệu lạ thì bạn dễ dàng nhận ra ngay. Đến mùa sinh sản, mèo cái thường có rất nhiều hành vị khác với thông thường. Những hành vi này thường biểu hiện ra bên ngoài từ ăn uống, ngủ nghỉ, đi đứng và một số cử chỉ khác. Vậy làm sao để nhận biết mèo mang bầu?
1.1. Mùa động dục – giao phối ở mèo.
Mèo thường giao phối và sinh sản vào mùa xuân hoặc mùa thu. Bởi những ngày này có điều kiện khí hậu ấm áp, ngày dài hơn đêm, thích hợp để chúng tìm kiếm bạn tình. Chúng ta gọi đây là mùa động dục. Đa số mèo cái sẽ sinh sản vào mùa động dục khi đã trưởng thành và phát triển cơ thể khá toàn diện. Chính vì vậy, khi nuôi mèo được tầm 4 tháng trở lên, bạn cần chú ý đến hành vi của chúng vào những ngày trong mùa động dục để có biện pháp chăm sóc.
Sự thay đổi trong hành vi giao phối
Trong những giai đoạn đầu tiên của của kỳ sinh sản. Mèo cái thường ăn rất nhiều, trong chúng ngoan ngoãn, nghe lời hơn so với thường ngày. Bên cạnh đó, mèo ta thường hay phát ra những tiếng kêu nhỏ, khe khẽ. Tuy nhiên, khi đã bước vào những giai đoạn tiếp của kỳ động dục thì hành vi của mèo cái sẽ biến đổi.
Thứ nhất, khoảng 4 – 6 ngày, mèo cái thường có những biểu hiện cực kỳ “quyến rũ” để thu hút mèo đực. Đáng chú ý là dáng đi của chúng “nhẹ nhàng” và “dịu dàng hơn”. Cô mèo biết chú ý đến cơ thể, “giữ dáng” và “đỏng đảnh” hơn. Đặc biệt, mèo cái thường phát ra những tiếng kêu gợi tình, thu hút và mời gọi mèo đực. Những tiếng kêu “meo meo” được phát ra liên tục, thanh thoát và ngọt ngấy.
Thứ hai, mèo thường bỏ bữa. Trong khoảng thời gian này, mèo cái thường xứng với danh hiệu “mê trai”. Chúng trở nên biếng ăn, trốn đi tìm bạn tình. Do hiệu quả ăn uống với số lượng lớn ở giai đoạn đầu nên lúc này chúng “giữ dáng” và tu chí trên con đường giao phối.
Thứ ba, Khi mèo cái bước vào kỳ động dục, chúng thường xuyên đi cạnh mèo đực, lăn người qua lại trên mặt sàn, nhổm phần hông lên cao rồi vén đuôi sang bên. Trong tư thế luôn sẵn sàng khêu gợi để kêu gọi bạn tình.
Thứ tư, sau khi giao phối, mèo cái thường hay thẫn thờ, nhẹ nhàng và yên tĩnh hẳn. Trong khoảng thời gian 10 ngày, mèo cái thường có hiện tượng “tu tâm dưỡng tính”, yên tĩnh. Và thường có xu hướng nằm trong chuồng lim dim ngủ.
1.2. Dấu hiệu nhận biết mèo đã có bầu.
Sau mùa động dục, bạn cần chú ý đến sự thay đổi cơ thể ở mèo cái để sẵn sàng công tác chăm sóc mèo mang bầu. Đa số mèo cái sau thời kỳ này sẽ có thai và bước vào giai đoạn dưỡng bầu, sinh con. Vậy dấu hiệu nào chứng tỏ mèo cái đã mang bầu?
Thứ nhất, vú đổi màu. Cũng như nhiều loài động vật khác, khi bắt đầu mang thai, tầm 2 – 3 tuần thì núm vú mèo cái sẽ đổi sang màu hồng nhạt. Sau đó, sẽ đậm hơn và kích cỡ bắt đầu phát triển lớn hơn. Điều này sẽ giúp cho chúng có đủ sữa để bổ sung cho mèo con sau khi sinh.
Thứ hai, thay đổi hình dạng. Chúng ta đã biết khi phụ nữ mang thai thường như thế nào phải không? Bụng bự, tay chân phình lên. Thì mèo cái cũng thế. Trong giai đoạn thai kỳ, bụng của mèo sẽ phình to lên, phần lưng hơi ghì xuống để làm điểm tựa cho bụng. Tùy vào thời gian mang bầu mà bụng sẽ phình với kích thước khác nhau.
Thứ ba, thay đổi hành vi. Sau khi biết mình đang mang thai, mèo mẹ sẽ chuẩn bị ổ. Chúng thường tìm kiếm những nơi yên tĩnh và ấm cúng để làm ổ. Bằng cách cắp vải quần áo, chăn mềm vào ổ. Bạn có thể chú ý để chỉnh sửa lại chiếc ổ cho phù hợp, thuận lợi cho bé mèo con sắp chào đời.
1.3. Một số lưu ý khi theo dõi để nhận biết mèo mang bầu
– Có một số mèo cái sinh sản và giao phối không ở mùa động dục. Vì vậy bạn cũng không cần quá lo lắng hay phiền não khi nhận thấy mèo cái không giao phối trong mùa động dục thông thường nhé.
– Nếu cô mèo nhà bạn không mang bầu nhưng có các biểu hiện như đờ đẫn, mệt mỏi hay làm tổ và nằm lì trong đó. Thì bạn cần chú ý kiểm tra, liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn. Tránh việc mèo mắc bệnh ảnh hưởng sức khỏe và phát triển của chúng.
– Những chú mèo đã triệt sản thì không có khả năng sinh sản.
2. Hướng dẫn chăm sóc mèo mang bầu
Việc chăm sóc mèo mẹ đang mang bầu là điều hết sức quan trọng và cần thiết để cho ra đời thế hệ con khỏe mạnh và béo tốt. Trong đó, bạn cần chú ý khâu dinh dưỡng, chỗ ở, vệ sinh,…
2.1. Chế độ dinh dưỡng:
Tùy vào từng thời kỳ mang thai để phân chia khẩu phần dinh dưỡng cho phù hợp. Trong thời gian này, bạn cần phải tăng thêm lượng thức ăn nhiều hơn so với thường ngày. Bởi lẽ, bây giờ mèo mẹ đang “nuôi 2 mình”. Lượng thức ăn phải đủ để bổ sung cho mèo con bên trong.
– Thành phần dinh dưỡng: Thức ăn cung cấp phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Như chất đạm và protein từ thịt, cá, trứng, sữa. Các loại vitamin từ rau, củ, quả,.. Cần bổ sung các khoáng chất cần thiết như sắt,.. trong giai đoạn mang thai này.
Khi đến gần ngày sinh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để bổ sung thực phẩm chức năng cho mèo sử dụng.
Tuy nhiên, việc ăn uống cũng cần phải điều độ. Tuyệt đối không được tẩm bổ quá tay cho chúng. Tránh cho việc khó sinh sản sau này vì quá mập.
– Mèo thường uống rất ít nước. Tuy nhiên, khi đang mang bầu việc bổ sung nước là điều rất quan trọng. Bạn nên lên thời gian biểu cả khẩu phần ăn uống, để lưu ý cung cấp đủ lượng nước sạch cho mèo bầu.
2.2. Làm ổ để chăm sóc cho mèo bầu
Mèo bầu thường có tập tính “tự túc” khi làm ổ để dưỡng thai và sinh con. Tuy nhiên, để đảm bảo mèo sinh sản tốt và con cái sẽ được chăm sóc tốt, hãy chủ động làm ổ cho mèo.
Bạn nên chọn vị trí, không gian sao cho phù hợp với mèo bầu. Đó là yên tĩnh, ấm áp và an toàn. Có thể chọn làm tổ ở bên xó bếp, trong góc nhà hay xây riêng cái chuồng an toàn cho chúng. Vị trí này có thể giúp mèo bầu tránh mưa, tránh gió, bảo vệ tốt cơ thể để sinh con khỏe mạnh.
Bạn cũng có thể tìm mua chuồng hay “nhà riêng” và các phụ kiện cần thiết cho mèo bầu tại các trang web https://noithatthucung.com/ nhé.
2.3. Kiểm tra và thăm khám cho mèo bầu.
Cũng như nhiều loài động vật khác, khi mang bầu mèo mẹ cũng trở nên khá yếu đuối và dễ bị tổn thương. Vì vậy, nếu có điều kiện thì bạn nên mang mèo đến cơ sở thú y để được thăm khám và kiểm tra sức khỏe.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp chăm sóc mèo bầu đúng đắn và hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến những trường hợp có thể xảy ra khi mèo bầu sinh con, nhất là tình trạng khó sinh. Trong đó, đáng chú ý là các vấn đề liên quan đến tử cung, xuất huyết, đau bụng,.. Tham khảo bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ khi cần thiết.
2.4. Chăm sóc mèo bầu sau sinh sản
Sau khi sinh con, mèo mẹ sẽ chăm sóc mèo baby bằng cách ủ ấm vào bao bọc, vùi con ôm vào cơ thể. Mèo mẹ sẽ tự nuôi con bằng sữa và vệ sinh cho mèo con.
Trong giai đoạn này, bạn nên bổ sung khẩu phần ăn cho mèo mẹ, để tăng cường sữa nuôi đàn con.
Cần kiểm tra để vệ sinh sạch sẽ chỗ ở cho mẹ con mèo. Tránh các trường hợp ở bẩn tạo điều kiện cho ký sinh trùng sinh sôi, phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe yếu ớt của mèo baby.
Liên hệ ngay tới bác sĩ thú y khi phát hiện mèo có những triệu chứng lạ nhé.
Với một số ích thông tin và kinh nghiệm chăm sóc mèo bầu trên đây. Mình hy vọng bạn có thể chăm và bảo vệ tốt nàng mèo mang bầu của gia đình bạn. Để được tư vấn và hỗ trợ tìm mua các phụ kiện cần thiết để chăm sóc cho mèo bầu. Bạn vui lòng liên hệ tới hotline 093.278.2310 – 092.908.2310. Hoặc tham khảo tại trang web: https://noithatthucung.com/.
Hãy để noithatthucung.com đông hành cùng nàng bầu nhà bạn nhé.
Mình muốn tìm mua cuốn sách chăm sóc mèo sinh sản và 1 cuốn sách nói về bệnh và phòng bệnh cho mèo, mách mình với nhé
Chào bạn Hiền,
Theo như mình biết thì hiện tại chưa có cuốn sách chính thống nào hướng dẫn chăm sóc mèo sinh sản và phòng bệnh cho mèo, mà đa phần các bài viết đóng góp từ những cá nhân, hoặc bác sĩ thú y hướng dẫn chăm sóc mèo. Nên với câu hỏi bạn quan tâm có thể search google để tham khảo tư liệu từ nhiều bài viết khác nhau.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho shop nhé.