Trong quá trình chăm sóc chó mèo, bạn thường bắt gặp một số loại bệnh thường phát sinh ở trên cơ thể chúng. Có những bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của chúng. Bài viết dưới đây noithatthucung.com sẽ chia sẻ tới các bạn một số căn bệnh hay gặp phải ở chó mèo và cách phòng tránh hiệu quả nhất. Cùng theo dõi và tham khảo nhé.
1. Bệnh rận ký sinh trên lông, tai.
Chấy, rận ký sinh là bệnh hay gặp ở chó mèo.
Cơ thế của những chú chó hay mèo đều được bao bọc bởi bộ lông khá dày, là nơi thích hợp cho các loài ký sinh trùng sống bám. Những loài sinh vật như: Trichodectes canis, Trichodectes latus Heterodoxus spiniger,.. thường sống ký sinh trên da, lông, tai của thú cưng. Chúng chích vào ống tai, ăn trụi lông, gây chảy máu, lở loét ở da, chân, tai,..
Đặc biệt, khi cơ thể của thú cưng không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, sẽ tạo điều kiện cơ hội cho chúng hoạt động. Những cá thể lớn, bé cứ trải qua một chu trình vòng đời trên cơ thể vật chủ. Đẻ trứng, lột xác và trưởng thành. Gây ra nhiều hậu quả đối với các bé cưng.
Khi bị các loại rận, chấy ký sinh gây ra sự khó chịu cho boss. Gây ngứa ngáy, kém ăn, chậm lớn, rụng lông và đặc biệt cơ thể của các bé chó, mèo ngày càng gầy hơn. Ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mĩ cho các bé.
Biện pháp phòng tránh bệnh rận hay gặp ở chó, mèo:
– Trong quá trình nuôi dưỡng, bạn cần thường xuyên vệ sinh cơ thể cho các bé thật sạch sẽ. Bên cạnh đó, cũng đừng quên làm sạch môi trường sống của chúng nhé. Loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn cho các loại ký sinh trùng có hại phát sinh.
– Nếu chẳng may, các bé chó mèo mắc phải bệnh rận ký sinh. Cần tiến hành sử dụng thuốc Bayticol (flumethrin 6%), pha loãng và tắm cho chúng nhé. Quá trình này có thể được lặp lại sau 14 ngày để triệu tiêu sạch mầm bệnh nhé.
– Nếu vi khuẩn ký sinh, gây ra bệnh ghẻ trên cơ thể, bạn nên tiến hành mang chúng tới cơ sở thú y để được chữa trị cách tốt nhất. Cho các bé uống bravecto để triệt tiêu và đề phòng tái phát nhé.
2. Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản hay còn gọi là ho cũi, là một loại bệnh thường xuất hiện ở các giống chó. Vào những thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi cách đột ngột, làm cho cơ thể các bé không kịp thích nghi. Những chú chó dễ dàng mắc bệnh này, nhất là lứa tuổi dưới 1,5 tuổi.
Cách phòng tránh:
– Trong những ngày giao mùa, tuyệt đối không cho chó ra ngoài. Bố trí không gian ấm áp, tránh lộng gió để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.
– Hạn chế đưa các bé cưng tới khu vực đông động vật khi giao mùa, để tránh lây nhiễm.
– Theo dõi và mang bé tới ngay cơ sở thú y gần nhất để khám, chữa khi bé có biểu hiện sốt, ho, yếu và biếng ăn.
3. Bệnh lepto
Lepto là loại bệnh do loại vi xoắn khuẩn leptospirosis gây ra. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng sốt cao kéo dài, ho và cơ thể yếu dần. Nó đặc biệt nguy hiểm bởi có khả năng lây lan từ động vật sang người, gây ra hiện tượng viêm màng não vô cùng nguy hiểm.
Biện pháp phòng tránh:
– Chăm sóc, vệ sinh chó, mèo sạch sẽ, an toàn.
– Mang các bé đi tiêm phòng đầy đủ, đúng định kỳ.
4. Bệnh viêm ruột, viêm dạ dày – căn bệnh hay gặp ở chó, mèo
Suy nhược cơ thể nghiêm trọng sau khi mắc bệnh viêm ruột
Khi thời tiết nóng nực, mưa ẩm, áp suất không khí thấp, bệnh viêm ruột có nguy cơ xảy ra cực nhiều. Bệnh này xuất hiện bởi tác nhân virus Felien Parvovirus gây ra. Nó làm rối loạn hệ tiêu hóa chó, mèo, gây ra triệu chứng sốt, suy nhược, khát nước, nôn, bỏ ăn và lượng bạch cầu suy giảm nghiêm trọng. Căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm và dễ dẫn tới tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng tránh:
– Tiêm vacxin Leucorifelin định kỳ cho các bé nhằm giúp giảm bạch cầu và bệnh hô hấp do VIRUS gây ra. Thời gian bắt đầu tiêm khi mèo được 6 tuổi, và tiêm định kỳ hằng năm đầy đủ.
– Tiến hành tẩy giun sán định kỳ cho các bé. Bạn có thể đến tại các cơ sở thú y để được hướng dẫn kỹ nhất về quá trình này.
– Chăm sóc thú cưng hợp lý, bổ sung các loại thức ăn dễ tiêu hóa cho chúng. Nấu chín thức ăn khi cho các bé ăn. Tuyệt đối không cho ăn thịt và trứng sống nhằm ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại cho đường ruột. Tuyệt đối không cho chúng ăn thực phẩm ôi thiu, các đồ bị nhiễm bẩn.
Nên cho các bé ăn thực phẩm đã nấu chín để bảo vệ an toàn cho hệ tiêu hóa, phòng tránh một số bệnh hay gặp ở chó, mèo
5. Bệnh đi vệ sinh ra máu, nôn mửa liên tục ở các bé cún con.
Trong quá trình chăm sóc, có rất nhiều trường hợp các bé cưng đang khỏe mạnh tự dưng lăn đùng ra ốm, bỏ ăn, ủ rũ và nôn mửa cực nhiều. Sau đó, chúng thường xuyên đi vệ sinh và xuất hiện hiện tượng xuất huyết, vệ sinh ra máu nhiều. Cơ thể suy nhược, yếu ớt và hao mòn. Nếu không điều trị kịp thời, các bé sẽ nhanh chóng tử vong ngay sau vài lần xuất máu quá nhiều.
Biện pháp phòng tránh:
– Tiêm phòng vắc-xin tổng hợp theo định kỳ cho chó, mèo. Chăm sóc chúng tốt, hạn chế ăn các loại thực phẩm sống, bẩn, ôi thiu.
– Nếu chó, mèo mắc phải bệnh này, cần tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho chúng. Bằng cách sử dụng trứng gà (gà ta), bơm vào cho chúng. Tuyệt đối phải buộc chúng ăn khoảng 1 – 2 quả/ngày. Hơn nữa, hái cây nhọ nồi kết hợp với một ít lá mơ lông (mọc dại rất nhiều), rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Sau đó, vo nhuyễn, lọc lấy nước cốt và cho các bé uống ngày 2 – 3 lần nhé.
– Bạn có thể đến tại cơ sở thú y gần nhất để được tư vấn kỹ hơn về thuốc bổ sung cho chúng nhé. Thông thường, đối với bệnh này, bạn cần sử dụng các loại: Atropin+ gentamycin+ lincomycin+ VB1+VB12 tiêm cho chó ngày 1 – 2 lần.
Trên đây là 5 căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó. Noithathucung mong rằng các bạn đã có những thông tin hữu ích để chăm sóc boss yêu của mình cách tốt nhất.
Ghé thăm website noithatthucung.com để cập nhật thêm nhiều thông tin về chăm sóc chó mèo các bạn nhé.
Nguồn tham khảo:
http://bacsithuy.vn/Article/321/CAC-BENH-THUONG-THUONG-GAP-TREN-CHO-VA-CACH-CHUA.html
https://www.canstar.com.au/pet-insurance/health-conditions-to-be-aware-of-in-cats-and-dogs/